Tin tức - Sự kiện

Hòa Bình: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm trong thực hiện nếp sống văn minh

21 Tháng Bảy 2018

(PTTD)-UBND tỉnh Hòa Bình vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnhtăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội gắn với thực hiện đánh giá, xét tặng các danh hiệu văn hóa trong Phong trào “TDĐKXDĐSVH”...

Lễ hội Mường Động. Ảnh: Kimboi.net

Theo Công văn số 1033/UBND-VX của UBND tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 9/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 09/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Cụ thể, xây dựng và nhân rộng các mô hình cưới hỏi, tang lễ văn minh, tiết kiệm phù hợp với đặc điểm, phong tục, tập quán của địa phương, của từng dân tộc trong tỉnh. Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không lạm dụng công quỹ, thời gian hành chính, phương tiện, tài sản công phục vụ mục đích cá nhân. Chấp hành nghiêm Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 23/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ uống; giữ gìn môi trường đô thị và nông thôn xanh - sạch - đẹp, đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đơn vị trong việc cưới, việc tang và lễ hội; khuyến khích việc hỏa táng thay địa táng, cải táng theo truyền thống. Tổ chức lễ hội đảm bảo văn minh, lịch sự theo quy định của pháp luật. Nghi thức của lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan. Thông qua lễ hội, củng cố tình đoàn kết cộng đồng, lòng tự hào dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Khuyến khích các hoạt động giới thiệu ý nghĩa lịch sử của lễ hội, giáo dục giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước. Quảng bá văn hóa, tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với thực hiện tốt các nội dung trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tuyên truyền, vận động, nêu gương mô hình tốt, cách làm hay; phê phán những hành vi, biểu hiện tiêu cực, trái với thuần phong, mỹ tục trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở VHTT Hòa Bình là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, bổ sung các nội dung quy định cụ thể về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vào hương ước, quy ước của thôn, xóm, bản, tổ dân phố, khu dân cư theo quy định của Nhà nước; đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện; tham mưu đánh giá sơ kết, tổng kết, đề xuất cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng theo quy định./.

Tra cứu văn bảnHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhTinh thần ngày giải phóng Miền nam 30/04/1975 và ngày Quốc tế lao động 01/05 bất diệtTrang tin điện tử Cục Văn hóa cơ sở
Lượt truy cập: 39.371