Nhìn ra thế giới

Xây dựng bản sắc văn hóa - Mục tiêu của chính sách văn hóa Hàn Quốc

05 Tháng Mười Hai 2018

I. GIỚI THIỆU

Tổng diện tích của bán đảo Triều Tiên là 222.154 km2, gần bằng diện tích của Anh hay Romania. Không kể diện tích đất khai hoang, diện tích đất canh tác là 99.617 km2, chiếm 45% tổng diện tích. Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ, giống Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary hoặc Ai-len.

(Ảnh minh họa/Nguồn: Internet)

Dãy Taebaeksan chạy suốt chiều dài bờ biển phía đông, nơi những con sóng của Biển Đông đập mạnh vào núi đã tạo ra các vách đá dốc và các bãi đá. Sườn phía tây và phía nam bán đảo bằng phẳng hơn, với những vùng đồng bằng và rất nhiều đảo ở ngoài khơi tạo thành những vịnh nhỏ.

Bán đảo nổi bật với nhiều ngọn núi và dòng sông kỳ vĩ, vì vậy người Hàn thường ví đất nước mình như một tấm gấm thêu đẹp đẽ.

II.XÂY DỰNG BẢN SẮC VĂN HOÁ LÀ MỘT MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ

Cùng với sự phát triển của chính sách văn hoá, văn hoá và nghệ thuật đã được coi là một phần thiết yếu của chính sách chính phủ. Mặc dù ngân sách không đủ, nhưng chính phủ cộng hoà đầu tiên (1948–1960) do Tổng thống Rhee Syngman lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hoá quốc gia trong sự phát triển của đất nước. Về sau, sự ghi nhận về giá trị của văn hoá tiếp tục có ảnh hưởng lớn tới chính phủ đương thời của Tổng thống   Kim Dae Jung  và hơn nữa, đã trở thành một cơ sở quan trọng cho viện trợ của chính phủ dành cho văn hoá. Ý thức coi trọng văn hoá cũng gắn bó chặt chẽ với những đặc điểm văn hoá truyền thống Hàn Quốc do ảnh hưởng của đạo Khổng., vốn coi trong giá trị tinh thần.

Trong thời kỳ 18 năm cầm quyền (1961–1979), chính phủ của  Tổng thống Park Chung Hee, một chính phủ coi trọng sự phát triển kinh tế, đã thực hiện một chính sách văn hoá một cách chủ động hơn bằng việc xây dựng luật, các thể chế, tổ chức và các quỹ công cộng liên quan tới lĩnh vực văn hoá. Cụ thể, vào năm 1973, chính phủ Park đã công bố kế hoạch 5 năm về phát triển văn hoá, thực hiện trong thời kỳ từ năm 1974 đến 1979. Đây là một kế hoạch toàn diện lâu dài đầu tiên về chính sách văn hoá. Mặc dù tính đặc sắc và tính phổ biến trong quần chúng được coi là những mục tiêu cơ bản của chính sách văn hoá, mục đích chính của kế hoạch này lại là xây dựng một bản sắc văn hoá mới bằng việc đề cao truyền thống văn hoá cụ thể (theo Bộ Văn hoá và Thông tin, 1973). Vì lý do đó, trong thời kỳ 1974-1978, 70% tổng số ngân sách cho lĩnh vực văn hoá được chi cho nghệ thuật dân gian và văn hoá truyền thống (theo Bộ Văn hoá và Thông tin, 1979, 228)

Nanta Cooking , đặc sắc của Hàn Quốc Thời kỳ chính phủ của Tổng thống Chun Doo Hwan (từ 1980 đến 1988) có thể được coi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về vai trò của nhà nước trong việc cung cấp viện trợ cho nghệ thuật ở Hàn Quốc. Cũng như chính phủ của Tổng thống Park. Việc xây dựng bản sắc văn hoá cũng được coi là trọng tâm chính của nền cộng hoà thứ 5 của chính phủ Chun Doo Whan (tạp chí Keong Hyang, 1987, 220–223). Tuy nhiên, đối lập với chính phủ Park, trong thời kỳ chính phủ Chun, viện trợ cho văn hoá không còn giới hạn chỉ với di sản văn hoá và nghệ thuật truyền thống, mà nó đã mở rộng tới nghệ thuật đượng đại và đời sống hàng ngày của người dân. Chính phủ của tổng thống Chun đã công bố 2 kế hoạch toàn diện về chính sách văn hoá:“kế hoạch mới phát triển văn hoá” (1981) và “kế hoạch văn hoá trong kế hoạch 5 năm lần thứ 6 phát triển kinh tế và xã hội” (1986).

Căn cứ vào các kế hoạch đó (Bộ Văn hoá và Thông tin, 1981; 1986), các mục tiêu cơ bản của chính sách văn hoá có thể được xác định là: Xây dựng bản sắc văn hoá, củng cố sự phát triển của nghệ thuật, tăng cường trợ cấp văn hoá, thúc đẩy văn hoá khu vực, và mở rộng giao lưu văn hoá với các nước khác.

Vào năm1990, chính phủ của tổng thống Roh TaeWoo (1988–1993) xây dựng “kế hoạch 10 năm phát triển văn hoá”, chú trọng vào: “văn hoá của mọi người dân”. Các mục tiêu chính của các kế hoạch đó là:

(1) Xây dựng bản sắc văn hoá;

(2) Củng cố sự phát triển của nghệ thuật;

(3) Tăng cường trợ cấp văn hoá;

(4) Thúc đẩy văn hoá khu vực;

(5) Thuận lợi hoá giao lưu văn hoá;

(6) Phát triển tuyên truyền văn hoá, và cuối cùng, thống nhất dân tộc

Cụ thể, việc thúc đẩy văn hoá khu vực, giao lưu quốc tế và chính sách văn hoá vì sự thống nhất cũng  được nhấn mạnh như các chính phủ trước đó. Chính phủ của Thủ tướng KimYoung Sam (1993–1998) chủ trương “Tạo ra một Hàn Quốc mới” và coi đó là biểu ngữ cho chiến dịch tranh cử chính trị và tìm cách nâng cao vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế(Young,1995; 1996; 1997). Vì lý do đó, so với các chính phủ trước, chính phủ của Tổng thống KimYoung Sam coi dân chủ văn hoá, sự sáng tạo của con người, văn hoá khu vực, công nghiệp văn hoá và du lịch văn hoá, cũng như toàn cầu hoá văn hoá của Hàn Quốc là những mục tiêu chính của chính sách văn hoá. Việc xây dựng bản sắc văn hoá cũng được coi là một mục tiêu quan trọng của chính sách văn hoá. Thêm nữa, chính phủ của tổng thống Kim nhấn mạnh ý nghĩa kinh tế của văn hoá và nghệ thuật. “Kế hoạch mới 5 năm thúc đẩy phát triển văn hoá” (1993), “kế hoạch hỗ trợ văn hoá”  (1996), và “tầm nhìn văn hoá 2000” (1997) đều coi trọng các mục tiêu chính sách đó (Bộ Văn hoá và Thể thao, 1993; 1996; 1997).

Những mục tiêu đó của chính sách văn hoá vẫn tiếp tục được coi trọng trong thời kỳ chính phủ của Tổng thống Kim Dae Jung (1998- đến nay). Cụ thể, căn cứ theo 4 kế hoạch toàn diện về chính sách văn hoá như chính sách văn hoá cho chính phủ mới (1998), kế hoạch 5 năm về chính sách văn hoá của chính phủ mới (1999), tầm nhìn thế kỷ 21 cho các ngành công nghiệp văn hoá (2000), và tầm nhìn thế kỷ 21 cho các ngành công nghiệp văn hoá trong xã hội kỹ thuật số (2001), so với các chính phủ tiền nhiệm khác,  chính phủ của Tổng thống Kim Dae Jung  đã nhấn mạnh việc tăng cường phát triển các ngành công nghiệp văn hoá và giao lưu văn hoá với Bắc Triều Tiên (Bộ Văn hoá và Du lịch, 1998; 1999;2000a; 2001). Chính sách “ánh dương” hướng về Bắc Triều Tiên của chính phủ đã tập trung xây dựng những chính sách văn hoá chủ động vì sự thống nhất của 2 miền Triều Tiên. Hơn nữa, những giá trị của giao lưu văn hoá và nghệ thuật đã trở thành một cơ sở mới của chính sách văn hoá. Khác với các chính phủ trước, khái niệm bản sắc văn hoá đã trở thành nền tảng quan trọng cho viện trợ của chính phủ để tăng cường phát triển các ngành công nghiệp văn hoá.

Tương tự như thế, cùng với sự phát triển của chính sách văn hoá ở Hàn Quốc, việc xác định tính đặc sắc của bản sắc văn hoá  được coi là một ưu tiên trong chính sách văn hoá. Đối với vấn đề bản sắc văn hoá, mối quan tâm hàng đầu của chính sách văn hoá nhằm vào các vấn đề sau:

(1) Biện pháp để phục hồi lại bản sắc văn hoá đã bị mai một trong thời kỳ thực dân Nhật Bản chiếm đóng và sự chia cắt dân tộc là gì?

(2) Biện pháp chính sách nào là phù hợp để xây dựng bản sắc văn hoá bằng cách giảm bớt những mặt tiêu cực của văn hoá nước ngoài, cụ thể là văn hoá phương tây?

(3) Biện pháp chính sách nào được áp dụng để đương đầu với quá trình toàn cầu hoá về văn hoá đang ngày càng mạnh mẽ?

III. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ

Chính sách mở hay đóng đối với Văn hoá Nhật Bản

Kể từ khi giải phóng năm 1945, việc phục hồi lại bản sắc văn hoá bằng cách loại bỏ tàn tích của chủ nghĩa thực dân Nhật trở thành một phần thiết yếu trong chính sách văn hoá (Theo Bộ Văn hoá và Thông tin, 1979, 248). Chính phủ đã nỗ lực để tái xây dựng lại một nền văn hoá quốc gia đã bị mai một bằng việc đánh giá lại văn hoá truyền thống và tăng cường nghiên cứu và giáo dục về chủ nghĩa thực dân Nhật. Thêm vào đó, trước năm 1998, chính phủ đã cấm việc biểu diễn hoặc trưng bày văn hoá và nghệ thuật Nhật Bản tại Hàn Quốc.

Chính sách đóng cửa đối với văn hoá và nghệ thuật

Nhật này là do thái độ tiêu cực đối với nước Nhật nói chung, do sự chiếm đóng của Nhật trước đây. Hơn nữa, các sản phẩm của Nhật được phân phối bất hợp pháp, thường được coi là có chứa nội dung bạo lực và khiêu dâm, đã củng cố thêm thái độ tiêu cực này. Mặt khác, người Hàn Quốc cũng lo rằng các ngành công nghiệp văn hoá Nhật Bản với nguồn vốn tư bản lớn và công nghệ cao, có thể đe doạ thị trường nội địa của các ngành công nghiệp văn hoá Hàn Quốc.

Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Kim Dae Jung bắt đầu nhìn nhận văn hoá Nhật Bản ở một cách tích cực hơn, đối lập với quan điểm tiêu cực của các chính phủ khác. Tổng thống tuyên bố rằng việc tăng cường giao lưu văn hoá với các nước khác, bao gồm cả Nhật, là cần thiết cho sự phát triển của văn hoá quốc gia và quá trình toàn cầu hoá của văn hoá quốc gia. (Dae Jung Kim,1998).  Trên thực tế, chính phủ hiện giờ bắt đầu mở cửa đối với phim, băng hình và các ấn phẩm của Nhật vào năm 1998. Ngành công nghiệp biểu diễn của Nhật Bản tiếp đó cũng được cho phép vào năm 1999.

Sau đó, vào năm 2000, phim hoạt hoạ, nhạc pop, các tác phẩm âm nhạc, trò chơi và chương trình phát sóng từ Nhật Bản cũng được chấp nhận (Theo Bộ Văn hoá và Du lịch, 2000b, 3–59). Có thể nói rằng sự thay đổi trong chính sách văn hoá là một phản ứng tích cực đối với quá trình toàn cầu hoá văn hoá đang diễn ra mạnh mẽ.

Chính sách văn hoá chống lại chủ nghĩa cộng sản và vì sự thống nhất

Sau khi bị chia cắt, cả hai miền Triều Tiên đều tìm cách xác định nguồn gốc lịch sử để khẳng định tính hợp pháp của mình bằng việc coi trọng văn hoá quốc gia. Khi đó, vấn đề bản sắc văn hoá đã được làm sâu sắc thêm trong quá trình cạnh tranh về tính hợp pháp của Nam và Bắc Triều Tiên. Mặt khác, việc chống chủ nghĩa cộng sản đã trở thành tư tưởng chủ đạo của quốc gia, cụ thể, trong thời kỳ từ nền cộng hoà thứ nhất đến đến nền cộng hoà thứ 5. Việc nhấn mạnh vào chống cộng sản đã trở thành lý do cho việc ngăn cản tự do thể hiện nghệ thuật. Do đó, cho đến cuối những năm 1980, các sản phẩm văn hoá có nguồn gốc chủ nghĩa cộng sản bị chính phủ ngăn cấm chặt chẽ. Các sản phẩm văn hoá khẳng đính tính hợp pháp của chế độ Bắc Triều , và được sản xuất ở Bắc Triều, bị cấm phân phối ở Hàn Quốc. Hơn nữa, những hoạt động giao lưu văn hoá giữa hai miền Triều Tiên hầu như không có cho đến cuối những năm 1980. Trong khi đó, khác với các nền cộng hoà trước, nền cộng hoà thứ 6 do Tổng thống Rho TaeWoo đã thực hiện dần dần chính sách văn hoá mở cửa đối với văn hoá Bắc Triều Tiên. Cái gọi là “tuyên bố đặc biệt vì sự thống nhất hai miền 7.7” được chính phủ của Tổng thống Rho Tae Woo khởi xướng năm 1988 là một dấu mốc lịch sử đối với chính sách văn hoá về văn hoá Bắc Triều Tiên. “Tuyên bố đặc biệt 7.7” được căn cứ trên nhận thức rằng việc thúc đẩy giao lưu giữa hai miền là cần thiết để một cộng đồng dân tộc trên bán đảo Triều Tiên được xác định (Bộ Thống nhất đất nước, 1997, 30).

Tiếp đó, vào năm 1989, chính phủ của Tổng thống Rho công bố những nguyên tắc chỉ đạo cơ bản về giao lưu và hợp tác với Bắc Triều Tiên, và thêm nữa, công bố “định hướng chính sách vì sự thống nhất của một cộng đồng quốc gia Triều Tiên,” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lại niềm tin và sự đồng thuận giữa hai miền Triều Tiên vì sự thống nhất. Do đó, vào năm 1990, một nguyên tắc chỉ đạo đối với giao lưu văn hoá đã được xây dựng và Luật về giao lưu và hợp tác với Bắc Triều và Luật về qũy hợp tác đã được Hàn Quốc thông qua. Hơn nữa, do kết quả  đối thoại giữa hai miền Triều Tiên, Hiệp định cơ bản và hiệp định cụ thể về Uỷ ban hợp tác lẫn nhau đã được lần lượt thông qua vào năm 1991 và 1992.

Do đó, một vài thể loại văn học được người Bắc Triều Tiên viết đã được cho phép lần đầu tiên tại Hàn Quốc. Hạng mục các sản phẩm văn hoá Bắc Triều Tiên được cho phép đã được dần dần mở rộng, mặc dù nó vẫn còn tương đối hạn chế. Ngoài ra, chiến lược chính sách văn hoá vì sự thống nhất được kết hợp trong “kế hoạch 10 năm vì sự phát triển văn hoá” được đưa ra bởi Bộ Văn hoá, 1990. Sau đó, tất cả các kế hoạch cho chính sách văn hoá đều có những chiến lược văn hoá vì sự  thống nhất của đất nước.

Vào năm 1997, chính phủ của Tổng thống Kim Young Sam  đã nỗ lực để xây dựng chính sách văn hoá với nhiệm vụ thúc đẩy giao lưu văn hoá. Chính phủ đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đó thông qua việc xây dựng các nguyên tắc chỉ tạo pháp lý liên quan tới việc hợp tác trong các chương trình văn hoá- xã hội. Tuy nhiên, mặc dù đã thông qua một chính sách mở cửa đối với văn hoá Bắc Triều Tiên kể từ cuối những năm 1980, nhưng có rất ít các chương trình giao lưu văn hoá được thực hiện trước năm 1998. Chỉ đến khi chính phủ của Tổng thống Kim Dae Jung cầm quyền vào 1998 thì mối quan tâm của chính sách văn hoá vì sự thống nhất mới được quan tâm tới một cách thực tế hơn. Tổng thống Kim Dae Jung đã nhấn mạnh rằng sự phát triển văn hoá quốc gia vì thống  nhất của quốc gia là nền tảng cho sự thống nhất hoà bình giữa hai miền Triều Tiên, vì nó góp phần bảo vệ được sự toàn vẹn của văn hoá khỏi sự hỗn tạp do sự chia cắt dân tộc. (Dae Jung Kim, 1999).

Chính phủ của Kim Dae Jung đã theo đuổi “chính sách ánh dương” đối với Bắc Triều. Thành quả của chính sách đó là việc ký kết “thoả thuận 6.15 giữa Bắc Triều và Hàn Quốc” vào 15 tháng 6 năm 2000. Thoả thuận này nhấn mạnh vào sự trao đổi giữa hai miền Triều Tiên trên các lĩnh vực xã hội, kinh tế và văn hoá. Trên thực tế, thoả thuận này đã thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa hai nước. Số lượng các chương trình giao lưu văn hoá giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể dưới hình thức các chương trình chung và các chương trình trưng bày các tác phẩm nghệ thuật ở cả 2 nước. (Bộ Thống nhất, 2000, 88–89). Thêm nữa, từ năm 1998, các phim sản xuất tại Triều Tiên đã được phép trình chiếu trên truyền hình ở Hàn Quốc. Các sự kiện và dự án văn hoá liên quan tới việc thống nhất hai miền cũng được ủng hộ mạnh mẽ.

Bởi vậy, sau khi chia cắt hai miền Triều Tiên, chính sách văn hoá được coi là một công cụ để khắc phục việc chống chủ nghĩa cộng sản và, mặt khác cũng để tái thống nhất đất nước. Chính sách văn hoá vì sự thống nhất chú trọng vào việc phục hồi bản sắc văn hoá của Hàn Quốc và thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa hai miền đất nước. Mặt khác, chính sách văn hoá cũng được coi là một kênh để thúc đẩy giao lưu và đàm phán giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Kinh tế chính trị trong chính sách xây dựng bản sắc văn hoá

Từ thập niên 60 đến thập niên 70, ưu tiên của chính phủ chính là đạt tăng trưởng kinh tế. Vì lý do đó, chính phủ của Tổng thống Park tìm kiếm một chiến lược công nghiệp hoá hướng ra xuất khẩu. Chiến lược này đòi hỏi phải có rất nhiều người được đào tạo chuyên môn cũng như những người thiếu chuyên môn, sẵn sàng làm việc vất vả mới mức lương thấp và điều kiện làm việc tồi tàn. Trong hoàn cảnh đó, văn hoá và nghệ thuật, cụ thể là văn hoá truyền thống đã được coi là một động lực tiềm tàng cho quá trình công nghiệp hoá do chính phủ thực hiện. Với nhận thức đó, Tổng thống Park coi văn hoá và giáo dục là “nền kinh tế thứ 2” (Chung Hee Park, 1968, 138). Bởi vậy, chính sách văn hoá đã trở thành một phần không thể tách rời của chính sách kinh tế. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là giá trị của văn hoá vơí tư cách là nhân tố thúc đẩy khác rất nhiều so với giá trị trao đổi của văn hóa, vốn được coi là cơ sở cho chính sách công nghiệp văn hóa kể từ giữa những năm 1990.

Nhằm xác định cơ sở cho việc huy động cần thiết cho chính sách kinh tế, chính phủ của Tổng thống Park coi việc xây dựng bản sắc văn hóa là một ưu tiên trong mục tiêu của chính sách văn hóa bằng cách nhấn mạnh văn hóa truyền thống. Cụ thể, giá trị của tinh thần tự giúp mình, tự lập và dựa vào chính mình,  siêng năng, tiết kiệm, hợp tác và yêu nước được coi là một cách để đạt được sự phát triển kinh tế. Do đó văn hóa và nghệ thuật có lợi cho việc khai thác đó được ủng hộ công khai. Tiếp sau chính phủ của Tổng thống Park, tư tưởng coi văn hóa và nghệ thuật là một nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế vẫn tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, khác với chính phủ Park, chính phủ tiếp sau không chỉ giới hạn sự chú ý tới văn hóa truyền thống mà đã ghi nhận khái niệm về văn hóa ở phạm vi rộng hơn, bao gồm cả nghệ thuật đương đại và văn hóa thịnh hành.

Họ ủng hộ quan điểm rằng các chính phủ nên khuyến khích sự sáng tạo của con người, một nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trong xã hội thông tin tri thức. Trong khi đó, Chính phủ của Tổng thống Park được coi là có xu hướng sử dụng chính sách văn hóa để bảo vệ tính hợp pháp về chính trị (Viện nghiên cứu thống nhất quốc gia, 1994, 48, JaeHo,Chon 1998, 84–106). Chế độ Park giành chính quyền bằng việc lật đổ nền cộng hòa thứ hai bằng một cuộc đảo chính vũ trang vào năm 1961. Do đó, chính phủ Park cần phải hợp pháp hóa hệ thống chính trị của mình.

Hơn thế, cái gọi là Hiến  pháp Yushin vào năm 1972 được chính phủ Park ban hành  không chỉ là một đạo luật để thế chế hóa nguyên tắc độc tài của chính phủ Park. Chính phủ Park đã tìm cách để có được tính hợp pháp đối với Hiến pháp Yshin bằng cách ủng hộ nền dân chủ Hàn Quốc trong bối cảnh chính trị, văn hóa xã hội của Hàn Quốc. (Viện nghiên cứu thống nhất, 1994,65). Như vậy, chính phủ xác định sự vĩ đại và vượt trội của văn hóa Hàn Quốc bằng việc xem xét văn hóa truyền thống từ một góc độ mới. Chính phủ này đã  Park đã cố gắng xây dựng một tinh thần yêu nước của người dân bằng cách khơi dậy những đặc điểm truyền thống, vốn nhấn mạnh vào sự trung thành, lòng yêu nước và sự hợp tác.

Sự đoàn kết của người dân cũng được coi là một mục tiêu của chính sách văn hóa. Do đó, dưới thời Tổng thống Park, việc hình thành bản sắc văn hóa như một mục tiêu của chính sách tập trung vào phát triển văn hóa truyền thống, đồng thời nó cũng được coi là một công cụ quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế và củng cố tính hợp pháp của chính phủ.

IV. BẢN SẮC VĂN HOÁ VÀ QUẢN LÝ VĂN HOÁ

 Việc xây dựng bản sắc văn hóa với tư cách là mục tiêu của chính sách văn hóa đã tạo thành một nền tảng quan trọng cho pháp luật về văn hóa. Như đã được đề cập ở trên, văn hóa Nhật và văn hóa Bắc Triều Tiên trong một thời gian dài nằm trong danh mục bị kiểm soát. Các điều luật đối với một vài nền văn hóa phương Tây được dựa trên nhận thức rằng văn hóa phương Tây có thể đe dọa truyền thống văn hóa coi trọng thế giới tâm linh, đạo đức và  sự kiêng khem. Hơn nữa, khái niệm bản sắc văn hóa đã được sử dụng như một phương tiện để chống lại sự gia tăng toàn cầu hóa về văn hóa.

Chính phủ Park phân biệt văn hóa “bền vững” và văn hóa “không bền vững”. Thuật ngữ “bền vững” được sử dụng một cách chiến lược nhằm huy động người dân vì mục đích chính trị của chính phủ Park. Chính phủ Park nỗ lực thúc đẩy văn hóa “bền vững” có lợi cho việc chống chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân tộc, đạo đức truyền thống và chiến lược phát triển kinh tế do nhà nước lãnh đạo.

Nói cách khác, sự nhấn mạnh vào tính bền vững của văn hóa dẫn đến việc nhấn mạnh vào chức năng công cộng của văn hóa và nghệ thuật. Điều đó khiến cho tư tưởng chỉ trích của người dân giảm bớt thông qua việc đưa ra cơ sở để xây dựng pháp luật đối với cái gọi là văn hóa “không bền vững”. Ví dụ, cho đến năm 1992, các hình thức nghệ thuật hiện thức dựa trên chủ nghĩa dân túy (đại diện cho dân) dường như không có khả năng nhận được sự ủng hộ của chính phủ, do các hình thức nghệ thuật đó phê phán chế độ chính trị đang tồn tại và những khía cạnh tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa và ý định của những người sáng tạo các hình thức đó cũng để  mô tả sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là  chống lại dân chủ, nhân quyền và phúc lợi xã hội.

Trong khi đó, chính phủ của Tổng thống Chun Doo Whan và Rho Tae Woo sử dụng tính “bền vững” của văn hóa như một tiêu chuẩn quan trọng để hỗ trợ cho các loại hình nghệ thuật. Tuy nhiên, từ chính phủ Kim Young Sam, phạm vi “văn hóa không bền vững” đã giảm sút nhanh chóng và do đó, việc phân chia giữa văn hóa “bền vững” và “không bền vững” không còn quan trọng đối với chính sách văn hóa nữa. Hơn thế, nhìn một cách tổng quát, chính sách văn hóa nhằm xây dựng bản sắc văn hóa đã dần dần chuyển từ việc quản lý sang nới lỏng quản lý.

V. BẢN SẮC VĂN HOÁ VÀ PHÚC LỢI VĂN HOÁ

Trong khi việc thúc đẩy sự tham gia của người dân vào đời sống văn hóa là một trong những mục tiêu chính của chính sách văn hóa kể từ những năm 1970, các biện pháp chính sách được áp dụng đã được không ngừng phát triển từ những năm 1980.

Chính sách phúc lợi văn hóa khác với chính sách văn hóa của nhà nước theo đạo Khổng Chosun, một chính sách chỉ giới hạn đối với giai cấp cầm quyền được coi là giới tri thức yangban.

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng từ thập niên 60 đã ảnh hưởng tới chính sách phúc lợi văn hóa theo những cách khác nhau. Một mặt, kinh tế phát triển làm tăng nhu cầu về văn hóa, vốn là một nền tảng quan trọng cho chính sách phúc lợi văn hóa. Theo như Ngân hàng Hàn Quốc (2001), GNP bình quân đầu người đã tăng từ 249 $ Mỹ năm 1970 đến 9628$ Mỹ vào năm 2000. Nhờ ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế, phần chi tiêu cho giải trí và văn hóa trong tổng chi tiêu ở các hộ gia đình thành thị tăng từ 1,9% năm 1975 đến 5,2% năm 1997 (Văn phòng thống kê quốc gia, 2001).

Mặt khác, kể từ năm 1980, văn hóa và nghệ thuật được coi là một giải pháp cho các vấn đề xã hội. Các chính phủ có xu hướng coi các vấn đề xã hội là do kết quả của việc coi nhẹ đời sống tinh thần và đạo đức rối loạn do tăng trưởng kinh tế nhanh. Do đó, chính phủ đã nhấn mạnh việc làm giàu đời sống tinh thần bằng văn hóa và nghệ thuật là cần thiết để chống lại những mặt tiêu cực của chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa trọng thương. Chính phủ cũng chỉ rõ rằng chính sách văn hóa coi trọng nhiệm vụ tăng cường đạo đức của văn hóa và nghệ thuật. Văn hóa và nghệ thuật được sử dụng như một chất gắn kết xã hội lại với nhau.

Mối quan tâm về chất lượng đời sống văn hóa của người dân tăng lên cùng với nỗ lực của chính phủ để xây dựng bản sắc văn hóa. Từ những năm 1980, chính sách văn hóa đã được dùng để xác định cội nguồn của bản sắc văn hóa đã được mở rộng từ văn hóa truyền thống và  văn hóa tri thức tới văn hóa phổ biến và đời sống văn hóa của người dân. Chính phủ coi sự tự ý thức và sáng tạo của người dân là một giải pháp để tránh sự du nhập văn hóa nước ngoài một cách bừa bãi. Nói cách khác, chính phủ chỉ ra rằng sự tự ý thức và sáng tạo của người dân là một phần không thể thiếu khi tiếp nhận văn hóa nước ngoài và gìn giữ di sản trước đó của văn hóa truyền thống. Cùng với đó, chính phủ cũng tìm cách nâng cao sự tự ý thức và sáng tạo của con người bằng cách nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đó cũng là lý do cho việc phát triển các chương trình giáo dục từ những năm 1990. Tóm lại, việc xây dựng chính sách văn hóa được coi là cơ sở cho chính sách phúc lợi văn hóa.

VI. BẢN SẮC VĂN HOÁ VÀ TOÀN CẦU HOÁ VỀ KINH TẾ

Thích nghi một cách hiệu quả với quá trình toàn cầu hóa về văn hóa diễn ra nhờ có công nghệ thông tin tiến bộ và sự dịch chuyển ngày càng tăng các sản phẩm văn hóa trên phạm vi toàn cầu là một thách thức đối với chính sách văn hóa. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng bản sắc văn hóa như một nhân tố chính sách được ủng hộ và được coi là cơ sở để xây dựng pháp luật về văn hóa cũng như việc hỗ trợ cho lĩnh vực văn hóa.Trong một phạm vi nào đó, bản sắc văn hóa có xu hướng được sử dụng như là một lá chắn bảo vệ các ngành công nghiệp văn hóa nội địa trong bối cảnh toàn cầu hóa về  văn hóa.

Thông qua quản lý việc phân phối các sản phẩm văn hóa của nước ngoài bởi hệ thống hạn ngạch trong lĩnh vực phim ảnh và quảng cáo, chính phủ đã hạn chế bớt ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa đối với bản sắc văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa nội địa của Hàn Quốc. Một hệ thống quản lý hạn chế được duy trì từ năm 1966. Do đó, các rạp chiếu phim phải chiếu các phim nội địa ít nhất là 106 ngày trong 1 năm.

Hơn 25% tổng số giờ quảng cáo phim phải được dành cho các phim nội địa. Thêm nữa, từ 30% đến 50% tổng số giờ quảng cáo phim hoạt họa phải dành cho phim hoạt họa sản xuất trong nước (Bộ Văn hóa và Du lịch, 2000b, 308–329). Tổng thị phần phim nội địa trên thị trường phim ở Hàn Quốc là khoảng 36,1% về số lượng khán giả, và 35,8% về số lượng vé bán ra năm 1999 (Bộ Văn hóa và Du lịch, 2000b, 407–436).

Tuy nhiên, từ cuối những năm 1980, chính phủ dần dần mở cửa đối với các ngành công nghiệp văn hóa nước ngoài. Từ năm 1988, việc nhập khẩu phim và đĩa nhạc từ nước ngoài đã chính thức được cho phép và các công ty phim nước ngoài có thể phân phối các sản phẩm của họ trực tiếp ở Hàn Quốc. Như đã đề cập ở trên, chính phủ của Tổng thống Kim Dae Jung bắt đầu mở cửa đối với các ngành công nghiệp văn hóa của Nhật Bản từ năm 1998. Trong khi đó, việc xây dựng bản sắc văn hóa vẫn được coi là một cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và giao lưu văn hóa với các nước khác. Bản sắc văn hóa được coi là phần không thể thiếu đối với sự toàn diện của một quốc gia trong một xã hội toàn cầu. Cụ thể, Thế vận hội thể thao châu á năm 1986 và thế vận hội Olympic 1988 là những động lực quan trọng cho việc tăng cường sự chú ý tới bản sắc văn hóa từ tầm nhìn quốc tế. Hơn nữa, chính sách toàn cầu hóa được đưa ra vào năm 1995 bởi chính phủ Kim Young Sam đòi hỏi chính phủ phải tái xây dựng chính sách văn hóa nhằm tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế. Ngoài ra, xây dựng bản sắc văn hóa cũng được coi là một phần của sự phát triển khu vực trong xã hội toàn cầu.

Chính phủ của Tổng thống Kim Dae Jung đã tăng cường hỗ trợ các ngành công nghiệp văn hóa theo cách tích cực hơn, với mục đích rõ ràng là nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp văn hóa nội địa từ cuối những năm 1990. Viện trợ của chính phủ này cho các ngành công nghiệp văn hóa khác với chính sách quản lý đối với khu vực công nghiệp văn hóa từ năm 1970 đến 1980. Chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa chủ yếu dựa trên giá trị kinh tế của các ngành công nghiệp văn hóa. Chính phủ của Tổng thống Kim Dae Jung đã nhấn mạnh các ngành công nghiệp văn hóa là một nguồn lực quan trọng để xây dựng thịnh vượng của quốc gia. (Kim Dae Jung, 1998a,b). Mặt khác, việc xây dựng bản sắc văn hóa được coi là một lý do quan trọng để hỗ trợ cho công nghiệp văn hóa. Điều này được dựa trên nhận thức rằng các sản phẩm công nghiệp văn hóa liên quan tới văn hóa và nghệ thuật, những yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa.

VII. KẾT LUẬN

Cách thức chính sách văn hóa giải quyết vấn đề bản sắc văn hóa vốn là một thách thức chính trong việc phát triển chính sách văn hóa của Hàn Quốc. Do đó, vấn đề bản sắc văn hóa đã tác động đến chính sách văn hóa với tư cách là một cơ sở quan trọng cho viện trợ của chính phủ và là phương tiện quản lý khu vực văn hóa. Trong quá trình đó, giá trị văn hóa đối với sự phát triển kinh tế và  sự gắn kết của xã hội được coi trọng. Do ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc về văn hóa, văn hóa truyền thống không chỉ được coi là cội rễ của bản sắc văn hóa Hàn Quốc mà còn là giải pháp cho vấn đề xây dựng bản sắc văn hóa. Cụ thể, các nhân tố lịch sử như chủ nghĩa thực dân Nhật, sự chia rẽ dân tộc, và việc du nhập văn hóa phương tây một cách bừa bãi đã ảnh hưởng tới chính sách xây dựng bản sắc văn hóa. Mặt khác, việc xây dựng có mục đích bản sắc văn hóa dựa trên văn hóa truyền thống được sử dụng như một công cụ chống chủ nghĩa cộng sản, chiến lược phát triển kinh tế do nhà nước lãnh đạo và tính hợp pháp về chính trị của chính phủ Park. Do ảnh hưởng như thế, từ thời kỳ ban đầu thực hiện chính sách văn hóa, giá trị công cụ của văn hóa là một cơ sở chính cho chính sách văn hóa.

Tuy nhiên, việc nhấn mạnh vào văn hóa truyền thống cũng có nhiều giới hạn trong hoàn cảnh văn hóa truyền thống phần nào mất đi ảnh hưởng do nền văn hóa được lai ghép ngày càng nhiều trong xã hội đương đại. Thêm nữa, giao lưu văn hóa ngày càng tăng trong thời đại toàn cầu hóa và cuộc chiến cạnh tranh trong công nghiệp văn hóa toàn cầu cũng đặt ra những thách thức mới đối với việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa Hàn Quốc. Về mặt này, phạm vi của chính sách văn hóa nhằm xây dựng bản sắc văn hóa đã mở rộng từ di sản văn hóa và nghệ thuật truyền thống thời kỳ  thập niên 70 sáng nghệ thuật đương đại và đời sống văn hóa của người dân trong thập niên 80 và tới nghệ thuật nghiệp dư và văn hóa đại chúng và các ngành công nghiệp văn hóa vào thập niên 90.

Trong khi đó, chính sách xây dựng bản sắc văn hóa được xây dựng không chỉ để là một phương tiện chống lại toàn cầu hóa về văn hóa, mà còn là một công cụ cho văn hóa và nghệ thuật quốc gia tham gia vào toàn cầu hóa. Từ năm 1990 trở đi, cùng với giá trị kinh tế của văn hóa và nghệ thuật, việc xây dựng bản sắc văn hóa đã trở thành một cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Hơn thế, chính phủ nhấn mạnh việc xây dựng bản sắc văn hóa có thể có lợi cho khả năng cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp văn hóa  . Điều đó cho thấy rằng bản sắc văn hóa được gắn liền với cơ sở kinh tế của viện trợ chính phủ cho khu vực văn hóa trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách văn hóa.

Mặt khác, chú trọng xây dựng bản sắc văn hóa cũng là cơ sở để quản lý văn hóa và nghệ thuật. Khi làm như vậy, đặc điểm của văn hóa truyền thống dựa trên Đạo Khổng, chủ nghĩa dân tộc do nhà nước lãnh đạo, chống chủ nghĩa cộng sản, và các lý do kinh tế và chính trị cũng là một tiêu chuẩn để quản lý khu vực văn hóa. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng việc nới lỏng quản lý được thực hiện một cách dần dần cùng với sự phát triển của chính sách văn hóa.

Tóm lại, trong chính sách văn hóa, vấn đề bản sắc văn hóa đã được làm sáng tỏ lại và được sử dụng khác nhau căn cứ theo những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế, và văn hóa - xã hội trong đó chính sách văn hóa được xây dựng và thực hiện.

Vấn đề bản sắc văn hóa vẫn duy trì ảnh hưởng của mình đối với việc hình thành chính sách văn hóa một cách tổng thể.

Bản tin VHTTDLQT (Nguồn Unpan1.un.org)

Tra cứu văn bảnHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhTinh thần ngày giải phóng Miền nam 30/04/1975 và ngày Quốc tế lao động 01/05 bất diệtTrang tin điện tử Cục Văn hóa cơ sở
Lượt truy cập: 39.371