Điển hình

Sức lan tỏa lớn từ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

02 Tháng Mười Một 2018

(PTTD) - Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là cuộc vận động lớn mang tính toàn dân, toàn diện, với mục đích nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong quan hệ với gia đình và cộng đồng, môi trường tự nhiên và xã hội, theo những tiêu chí hướng tới nâng cao chất lượng sống cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần.

Để truyền thông về công tác “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hà - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk về vấn đề này.

Ô​ng Nguyễn Văn Hà - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk. Ảnh: Báo Đắk Lắk

PV. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thời gian vừa qua tại địa phương có sức lan tỏa như thế nào?

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, song song với việc triển khai Phong trào và các cuộc vận, nhiều chính sách an sinh xã hội khác, như: Giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, giao thông nông thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo, các chế độ chính sách đối với người có công, công tác đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện được các cấp, các ngành, đoàn thể đặc biệt quan tâm; việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực; các tệ nạn xã hội được đẩy lùi và ngăn chặn kịp thời; công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới; dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng góp phần nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân, bộ mặt nông thôn và đô thị có nhiều khởi sắc, do vậy, đã nhận được sự đồng thuận, đoàn kết, gắn bó ủng hộ thực hiện Phong trào của nhân dân.

Thông qua các hoạt động của Phong trào và Cuộc vận động, ngày càng xuất hiện nhiều gương “Người tốt - việc tốt”, nhiều gia đình văn hóa tiêu biểu; thôn, buôn, khu phố văn hóa; xây dựng công sở văn minh, xanh - sạch đẹp - an toàn; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và mở rộng, tạo mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể với nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian qua.

PV. Thưa ông, một trong những công tác của Ban Chỉ đạo trong năm 2018 là xây dựng Kế hoạch kiểm tra triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cơ sở, là địa phương điển hình thực hiện tốt phong trào trong những năm qua. Ông có đóng góp gì cho kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo trong năm 2018 và các năm tiếp theo để ngày càng hiệu quả?

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở. Với vai trò là Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo, Chánh Văn phòng Thường trực: Trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Văn phòng Thường trực BCĐ tỉnh. Hằng năm, tôi thường xuyên chỉ đạo, tham mưu xây dựng Kế hoạch kiểm tra triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cơ sở, với mục đích:

Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Quy chế tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp, kết quả triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Phong trào của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh…, trong thực hiện Phong trào nâng cao chất lượng xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa”.

Giải đáp các kiến nghị, đề xuất về những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương. Qua đó, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong những năm tiếp theo.

PV. Vậy Ông có những đề xuất gì bổ sung cho hoạt động truyền thông của Phong trào?

Nhận thức sâu sắc về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là chủ trương lớn của Đảng, của Nhà nước. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt Phong trào “TDĐKXDĐSVH”, Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, Phong trào thi đua “Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào xây dựng “Người tốt, việc tốt”, Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà", “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”... Qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc, đã được các cấp ủy đảng, Nhà nước ghi nhận và khen thưởng.

Theo tôi, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, thì cần có những giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong, công tác tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt Phong trào như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nhất là bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép vào các cuộc hội, họp, lễ hội, hội thao, hội thảo... để góp phần nâng cao về nhận thức, tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là góp phần thêm yêu quê hương, yêu đất nước, nâng cao đời sống tỉnh thần và vật chất cho nhân dân.

Các cấp ủy, chính quyền cơ sở cần chủ động có các chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý về an ninh trật tự vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng có nhiều dân di cư tự do để hướng dẫn, quản lý người dân từng bước hiểu, thực hiện đúng chính sách pháp luật của nhà nước; có biện pháp xử lý hiệu quả các phần tử không tốt gây mật an ninh, trật tự ở địa phương.

Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, những người trực tiếp gần gũi với nhân dân, nhất là lớp cán bộ trẻ để nâng cao ý thức, trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo, lòng yêu nước, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan Ủy viên, các Ủy viên, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo các cấp trong việc phối hợp, tham mưu cho Thường trực Ban Chỉ đạo các cấp trong triển khai, điều hành, chỉ đạo việc thực hiện Phong trào kịp thời, sát thực, hiệu quả.

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng những gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong phong trào cần nhân rộng. Công tác biểu dương, khen thưởng, nêu gương các tập thể, cá nhân trong Phong trào phải được tổ chức thường xuyên, kịp thời, nhằm động viên, khích lệ phong trào thi đua.

Xin chân thành cảm ơn Ông!

Lê Hiền (thực hiện)

Tra cứu văn bảnHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhTinh thần ngày giải phóng Miền nam 30/04/1975 và ngày Quốc tế lao động 01/05 bất diệtTrang tin điện tử Cục Văn hóa cơ sở
Lượt truy cập: 39.371